Đa dạng các hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng.
Hàm Yên
Nguồn: huongnghiepthitruong.vn
| Thứ bảy - 16/04/2022 01:05


Đến dự có bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cùng đại diện các sở, ngành.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp cho biết, năm 2021, UBND tỉnh làm việc với Hiệp hội và Hội doanh nhân trẻ tỉnh. Qua báo cáo cho thấy Hiệp hội còn có nhiều khó khăn; nhưng tập thể Ban chấp hành đã nỗ lực vượt qua, để đảm bảo một số nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất và nhiệm vụ do UBND tỉnh đặt hàng hàng năm, giúp doanh nghiệp kết nối và hội nhập tốt hơn, nắm bắt khó khăn để phản ảnh đến các cấp chính quyền như báo cáo hiệp hội đã thể hiện.
Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, trong điều kiện, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, ẩn chứa nhiều yếu tố không thuận lợi nên để thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2022, cần phải có sự nỗ lực, phấn đấu tột bực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và Nhân dân trong tỉnh.
“Tại Hội nghị này, tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp hãy nắm bắt cơ hội và xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nước với cộng đồng quốc tế, vượt qua đại dịch, đưa tỉnh Sóc Trăng trở thành tinh khá trong khu vực, nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của địa phương”, ông Nghiệp nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, đơn vị có 128 hội viên với có 3 ban trực thuộc và 1 câu lạc bộ là ban tư vấn doanh nghiệp, ban tài chính, ban hội viên và CLB nữ doanh nhân tỉnh Sóc Trăng, CLB hoạt động lồng ghép với Hiệp hội và phối hợp nhiều hoạt động.
Thời gian qua, Hiệp hội với sự đồng hành của chi nhánh MobiFone Sóc Trăng và sự phối hợp của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Sóc Trăng tổ chức chương trình cà phê kết nối - Hội nhập Doanh nghiệp 2021 với chủ đề: “Làm thế nào để nâng cao năng suất lao động trong Doanh nghiệp” do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng chuyên gia tư vấn cho DN, Giám đốc Trường Tuệ Đức trình bày; “Kinh nghiệm linh hoạt - thích ứng để giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp bền vững”, tư vấn miễn phí cho 62 DN, hộ kinh doanh và 2 cá nhân khởi nghiệp.

Còn CLB nữ doanh nhân tỉnh Sóc Trăng kết hợp hoạt động lồng ghép, phối hợp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ với Hội nữ doanh nhân các tỉnh ĐBSCL tại Cần Thơ. Chia sẻ chương trình hội nghị với Hội nữ Doanh nhân TP Hồ Chí Minh (HAWEE), CLB cũng tham gia nhiều hội nghị trực tuyến qua zoom với Hội nữ doanh nhân Việt Nam.
Hiệp hội tham gia đối thoại doanh nghiệp với chủ đề giải pháp kinh tế và pháp lý tháo gỡ khó khăn cho DN giai đoạn Covid-19; “ khắc phục khó khăn, kiến nghị chính sách, chuẩn bị sản xuất kinh doanh thời kỳ bình thường mới”…
Triển khai nhiều chính sách mới và quy định mới qua email, zalo với 63 văn bản cho Doanh nghiệp với trên 5.400 lượt Doanh nghiệp được tiếp nhận để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Trung ương và Địa phương, tập trung công tác hỗ trợ Doanh nghiệp và phòng chống dịch giúp Doanh nghiệp nắm bắt thực hiện kịp thời với tinh thần sẵn sàng ứng phó tốt hơn và cũng là thực hiện một phần nhiệm vụ chính được UBND tỉnh giao.
Về công tác an sinh xã hội, các Doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp khá tốt qua phát động của UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng và UBND tỉnh Sóc Trăng vận động xây dựng nhà cho hộ nghèo; đóng góp cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và quỹ mua vắc xin, lần đầu tiên được sự hưởng ứng rất tốt của cộng đồng Doanh nghiệp.
Ngoài ra, Hiệp hội tham dự trên 50 cuộc họp và hội nghị trực tuyến để nắm chủ trương chính sách và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ ngành cũng như của địa phương, hay tham dự qua zoom của nhiều tổ chức có liên quan, từ đó giúp cho công tác tư vấn và hỗ trợ DN của Hiệp hội ngày càng hiệu quả hơn.
Ông Trần Khắc Tâm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tỉnh Sóc Trăng là địa phương dù bị ảnh hưởng không ít của dịch Covid -19, từ cuối năm 2020 chuyển sang năm 2021 nhưng nhờ phát huy thế mạnh và lợi thế cạnh tranh của DN lớn, trong đó Doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK) thủy sản và DNXK lúa gạo của tỉnh Sóc Trăng là nhóm DN chủ lực của tỉnh luôn đứng trong tóp 10 DN thủy sản hàng đầu Việt Nam và đứng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo.
Trong năm 2022, Hiệp hội tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện tốt công tác hội nhập của DN và các chương trình mục tiêu do UBND tỉnh giao; tiếp tục nâng cao năng lực cho DN qua các khóa đào tạo theo yêu cầu của DN và thực hiện theo kế hoạch đào tạo của UBND tỉnh giao; kết nối DN thông qua chương trình cà phê kết nối; tiếp tục phối hợp với các sở, ngành đưa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích DN phát triển; chuyển từ hộ kinh doanh lên DN; thực hiện tốt công tác phổ biến pháp luật cho DN và làm phát huy vai trò thành viên của MTTQ tỉnh Sóc Trăng trong công tác phòng chống dịch Covid-19; mở rộng thị trường giao lưu học hỏi kết nối kinh doanh qua công tác tham quan của các DN tại các hội chợ trong cũng như ngoài nước.

Bên cạnh đó, tham dự liên kết Doanh nghiệp tỉnh thành phía Nam; tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối với các cấp chính quyền; hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước tham gia chuỗi giá trị, truy suất nguồn gốc tăng khả năng cạnh tranh ra nhiều thị trường khi VN gia nhập các Hiệp định tự do thế hệ mới nhất là xây dựng và quảng bá thương hiệu của DN.
Загрузка...
17/05/2022
Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Mặc dù, cán cân cung - cầu cà phê có thể phải đối mặt với những rủi ro liên quan...
06/05/2022
Ngày 6/5/2022, tại TP. Cần Thơ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI tại Cần Thơ) phối hợp với Quỹ châu Á (TAF) đã...
12/05/2022
Ngày 12/5, Công ty TNHH Eisai Việt Nam (Eisai Việt Nam) chính thức ra mắt văn phòng kinh doanh (toạ lạc tại tòa nhà Báo Sài Gòn Giải Phóng, số 432-438...
BÀI MỚI CẬP NHẬT
21:16 - 17/05/2022
Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Mặc dù, cán cân cung - cầu cà phê có thể phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến tăng trưởng kinh tế thế giới đi xuống. Đồng thời, chi phí vận chuyển cà phê đều tăng do căng thẳng Nga – Ukraine…Thế nhưng, thị trường Trung Quốc nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam tiếp tục tăng, không bị tác động nhiều bởi đại dịch Covid-19 đang mở ra không ít cơ hội thúc đẩy XK cà phê Việt Nam sang thị trường này.
Đọc nhiều nhất
Ngân Trình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống kinh doanh giàu có tại Sài Gòn. Bố mẹ và người thân trong gia đình Ngân Trình đều thành đạt trên lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý và ngành bất động sản.
- Quảng Bình: Rực rỡ cờ hoa chào đón “ngày hội non sông”
- “Trái tim người lính Phương Nam” lưu giữ kỷ niệm về một thời hào hùng của dân tộc
- GoSocial ứng dụng hỗ trợ bán hàng online đa nền tảng
- Bến Tre: Nghi vấn Diamond Stars “tự phong” 5 sao?
- Chủ đầu tư Dự án Cityland Garden Hills bị TTCP chỉ ra loạt sai phạm là ai?
- Quảng Bình: Hoàn thành mọi công tác chuẩn bị sẵn sàng cho ngày bầu cử
- Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam: “Hỗ trợ các hộ dân khó khăn ở các điểm phong tỏa Covid-19 tại Tp.HCM”
- Cộng đồng doanh nghiệp kết nối Việt Nam (OBC) biến thách thức thành cơ hội trước đại dịch Covid - 19
- Huyện Mê Linh, (Hà Nội): Tuổi trẻ xã Liên Mạc xung phong vào tuyến đầu chống dịch Covid-19
Nên xem
09:15 - 10/06/2021
Ngày 10/6/2021, UBND TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã ra quyết định phạt tiền 7,5 triệu đồng đối với bà Lê Hoàng Ngọc Thy (42 tuổi, thường trú tại phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP.HCM) là chủ thẩm mỹ viện Minh Châu Asian (toạ lạc tại 42 Nguyễn Công Trứ, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vì có hành vi không chấp hành các biện pháp phòng dịch Covid - 19.
- Lâm Đồng: Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian Luxury bị thu hồi giấy phép do vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.
- TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng): Bất chấp lệnh cấm do dịch Covid – 19 - Hơn 30 người tụ tập khai trương thẩm mỹ viện
- Trung tâm TTSK Khu vực Bắc bộ ISAI: Tổ chức chương trình tôn vinh “Bàn tay vàng” ngành spa thẩm mỹ viện 2021
- Công ty cổ phần toàn cầu HBG: Tổ chức hành trình 5 Triệu USD cùng HAPPY – BITSUN - GENLI năm 2021