Đổ tiền vào chứng khoán đầu tư, ngân hàng ăn lãi đậm
Theo Huyền Anh
Nguồn: vnbusiness.vn
| Thứ bảy - 30/10/2021 00:16


Thực tế, đầu tư vào các loại hình chứng khoán về lý thuyết là một hoạt động bình thường của ngân hàng, một kênh đầu tư vào những tài sản sinh lợi góp phần đảm bảo dự trữ thanh khoản. Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng bao gồm các loại giấy tờ có giá, trong đó chủ yếu là chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của các tổ chức tín dụng), tín phiếu và các công cụ phái sinh có rủi ro thấp. Trong đó, trái phiếu thường là loại giấy tờ có giá trị lớn trong danh mục chứng khoán đầu tư của các ngân hàng.
Bùng nổ lợi nhuận
Khảo sát của VnBusiness tại 15 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý III/2021 cho thấy, lợi nhuận của nhiều thành viên lại được bù đắp bởi các hoạt động kinh doanh phi tín dụng, trong đó nổi bật là mảng chứng khoán đầu tư.

BacABank là một ví dụ. Trong 9 tháng đầu năm 2021, mảng chứng khoán đầu tư mang về khoản lãi 124 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 307,9% so với cùng kỳ năm trước và chiếm khoảng 7,2% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
Một trong những nhà băng ghi nhận mức tăng “khủng” từ mua bán chứng khoán kinh doanh là TPBank. Trong 9 tháng, mảng này đã mang về 1.462 tỷ đồng lãi thuần, tăng 156% so với cùng kỳ và đóng góp 14,8% vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
Bên cạnh đó, nhiều nhà băng khác cũng ghi nhận sự khởi sắc trong mảng chứng khoán đầu tư như: OCB tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, đạt 1.222 tỷ đồng; Techcombank tăng 48%, đạt 1.472 tỷ đồng.
LienVietPostBank cũng là ngân hàng ghi nhận “cú bẻ lái ngược dòng” từ vị thế lỗ 62 tỷ trong 9 tháng đầu năm 2020 thành mức lãi 6 tỷ đồng trong năm nay.
Tuy nhiên, khảo sát cũng ghi nhận sự sụt giảm lãi thuần tại một số ngân hàng do tổng giá trị chứng khoán đầu tư sụt giảm trong 9 tháng đầu năm. Điển hình, ACB giảm 73% từ hơn 700 tỷ đồng xuống còn 186 tỷ đồng; ABBank báo lỗ tới 20,5 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư.
Thực tế, trong 9 tháng đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, dẫn tới nhu cầu vay vốn sụt giảm. Giám đốc chi nhánh một ngân hàng thương mại ở Hà Nội chia sẻ: “Trong quý III, hoạt động của chi nhánh chủ yếu là cơ cấu nợ cho khách hàng, trong khi cho vay gần như không đáng kể khiến nguồn thu nhập từ tín dụng giảm mạnh so với mọi năm”.
Số liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước gần nhất, đến 7/10, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 7,42%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng huy động. Trước đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, đến 20/9, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 4,28% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 7,48%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 7,17% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4,99%). Nhằm tối ưu hoá lượng vốn dư thừa, các ngân hàng phải đẩy mạnh chuyển nguồn vốn qua các kênh đầu tư khác, trong đó chứng khoán đầu tư là một cấu phần quan trọng.
Cẩn trọng với trái phiếu doanh nghiệp
Các ngân hàng gần đây có xu hướng tăng nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp, trong khi đây là nhóm trái phiếu đang được cảnh báo nhiều vì rủi ro không có tài sản đảm bảo. Đặc biệt rủi ro còn gia tăng bởi hầu hết các doanh nghiệp đều tổn thương do dịch bệnh dai dẳng khiến tình hình tài chính kém, kinh doanh thua lỗ… Do đó, sẽ khó nói trước được hậu quả nếu các ngân hàng tiếp tục dồn vốn vào sản phẩm này.
Đầu tư vào trái phiếu, ngân hàng sẽ hưởng lãi định kỳ và tất toán khoản đầu tư vào ngày đáo hạn, hoặc khi chủ thể phát hành mua lại trái phiếu. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp thường có lãi suất cao hơn, độ rủi ro cũng lớn hơn; trong khi trái phiếu chính phủ và trái phiếu của các tổ chức tín dụng tuy có lãi suất thấp nhưng độ rủi ro cũng thấp hơn nhiều. Vì vậy, trong cơ cấu đầu tư, các ngân hàng tập trung vốn nhiều hơn vào trái phiếu có độ rủi ro thấp.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, lợi nhuận của ngân hàng này một phần đến từ từ kinh doanh trái phiếu, chủ yếu là trái phiếu chính phủ. Cụ thể, trái phiếu chính phủ chiếm 62,7%, trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác phát hành chiếm tỷ trọng 34%, còn lại là trái phiếu doanh nghiệp.
Hay như tại TPBank, đến cuối tháng 9/2021, tổng giá trị chứng khoán đầu tư đạt trên 53.800 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với đầu năm. Trong đó, 41% là trái phiếu do các tổ chức tín dụng khác phát hành và gần 34% là trái phiếu chính phủ, còn lại là trái phiếu doanh nghiệp.
Theo đánh giá của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng khó khăn không phải là xấu. Tuy nhiên, các ngân hàng gần đây có xu hướng tăng nắm giữ trái phiếu của các doanh nghiệp, trong khi đây là nhóm trái phiếu đang được cảnh báo nhiều vì rủi ro không có tài sản đảm bảo. Đặc biệt rủi ro còn gia tăng bởi hầu hết các doanh nghiệp đều tổn thương do dịch bệnh dai dẳng khiến tình hình tài chính kém, kinh doanh thua lỗ… Do đó, sẽ khó nói trước được hậu quả nếu các ngân hàng tiếp tục dồn vốn vào sản phẩm này.
Ông Hiếu cũng đưa ra cảnh báo, tình trạng các ngân hàng mua trái phiếu lẫn nhau cũng là vấn đề đáng chú ý. Việc bán chéo trái phiếu cho nhau, bên cạnh nhu cầu thực của một số ngân hàng thừa vốn, thì có sự thỏa thuận ngầm của một số ngân hàng để giúp nhau hạ chi phí vốn, tăng nguồn vốn trung, dài hạn. Giải pháp này giúp các ngân hàng đảm được tỷ lệ an toàn vốn, song cũng sẽ khiến bức tranh về quy mô vốn trung, dài hạn của một số tổ chức tín dụng trở nên thiếu thực chất. Mặt khác, việc các ngân hàng bán chéo trái phiếu cho nhau cũng khiến vốn chảy lòng vòng trong hệ thống tài chính và đến tay nhà đầu tư cá nhân, không đi vào được sản xuất, kinh doanh.
Загрузка...
12/05/2022
Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam được điều chỉnh...
05/05/2022
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2022); 136 năm ngày Quốc tế lao động (01/5/1886 - 01/5/2022); Chào mừng...
BÀI MỚI CẬP NHẬT
05:38 - 16/05/2022
Đào tạo tiến sĩ vừa là một nhu cầu vừa là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở đào tạo đại học, các viện được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các cơ sở giáo dục khác được phép đào tạo trình độ tiến sĩ quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28/6/2021. Đào tạo tiến sĩ trong các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau đều có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vận dụng sáng tạo những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào sự phát triển đất nước và thực hiện hội nhập quốc tế toàn diện. Bên cạnh đó, nhu cầu học tiến sĩ của người học là một tất yếu khách quan với một mục đích chính là đi vào học tập chuyên sâu, nghiên cứu một vấn đề còn vướng mắc, một chủ đề mớitrong một lĩnh vực chuyên ngành cao hơn cấp độ đã được đào tạo trước đó nhằm tạo ra những giá trị sản phẩm phi vật thể hữu ích về mặt học thuật, về khoa học mang tính hàn lâm để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống trong các lĩnh vực y tế - giáo dục, văn hóa - nghệ thuật, thể dục – thể thao, an ninh - quốc phòng, chính trị - quân sự…
- Bình Phước: Mở rộng cửa gọi mời nhà đầu tư Singapore
- TP. HCM: Xử phạt Công ty TNHH PVH Star – Mỹ phẩm Hương Thị gần 60 triệu đồng
- TP. HCM: Người dân khiếu nại Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án vì cho rằng trái luật
- TP.HCM: Hội thảo khoa học nằm trong chuỗi “FinnoBox” của cuộc thi Finnovation 2022
Đọc nhiều nhất
Ngân Trình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống kinh doanh giàu có tại Sài Gòn. Bố mẹ và người thân trong gia đình Ngân Trình đều thành đạt trên lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý và ngành bất động sản.
- Quảng Bình: Rực rỡ cờ hoa chào đón “ngày hội non sông”
- “Trái tim người lính Phương Nam” lưu giữ kỷ niệm về một thời hào hùng của dân tộc
- GoSocial ứng dụng hỗ trợ bán hàng online đa nền tảng
- Bến Tre: Nghi vấn Diamond Stars “tự phong” 5 sao?
- Chủ đầu tư Dự án Cityland Garden Hills bị TTCP chỉ ra loạt sai phạm là ai?
- Quảng Bình: Hoàn thành mọi công tác chuẩn bị sẵn sàng cho ngày bầu cử
- Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam: “Hỗ trợ các hộ dân khó khăn ở các điểm phong tỏa Covid-19 tại Tp.HCM”
- Cộng đồng doanh nghiệp kết nối Việt Nam (OBC) biến thách thức thành cơ hội trước đại dịch Covid - 19
- Huyện Mê Linh, (Hà Nội): Tuổi trẻ xã Liên Mạc xung phong vào tuyến đầu chống dịch Covid-19
Nên xem
09:15 - 10/06/2021
Ngày 10/6/2021, UBND TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã ra quyết định phạt tiền 7,5 triệu đồng đối với bà Lê Hoàng Ngọc Thy (42 tuổi, thường trú tại phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP.HCM) là chủ thẩm mỹ viện Minh Châu Asian (toạ lạc tại 42 Nguyễn Công Trứ, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vì có hành vi không chấp hành các biện pháp phòng dịch Covid - 19.
- Lâm Đồng: Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian Luxury bị thu hồi giấy phép do vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.
- TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng): Bất chấp lệnh cấm do dịch Covid – 19 - Hơn 30 người tụ tập khai trương thẩm mỹ viện
- Trung tâm TTSK Khu vực Bắc bộ ISAI: Tổ chức chương trình tôn vinh “Bàn tay vàng” ngành spa thẩm mỹ viện 2021
- Công ty cổ phần toàn cầu HBG: Tổ chức hành trình 5 Triệu USD cùng HAPPY – BITSUN - GENLI năm 2021