Kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng một loạt bộ, ngành giảm kinh phí công đoàn
Ngọc Danh - Mỹ Huyền (Tổng hợp)
| Thứ ba - 06/10/2020 06:37
Ngày 6/10/2020, TTO đưa tin về việc 8 hiệp hội ngành hàng đồng loạt kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cùng một loạt bộ, ngành về việc giảm kinh phí công đoàn, dùng toàn bộ kinh phí chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động.
Qua đó, việc đồng loạt ký tên kiến nghị khi đóng góp ý kiến xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi từ các hiệp hội doanh nghiệp. Theo đó, 8 hiệp hội ngành hàng, gồm dệt may, chế biến và xuất khẩu thủy sản, lương thực - thực phẩm, chè, da giày túi xách, điện tử cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã kiến nghị giảm kinh phí công đoàn xuống còn tối đa 1% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, và dùng toàn bộ kinh phí công đoàn chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động.
Các ngành hàng thâm dụng nhiều lao động như da giày, dệt may... đã kiến nghị giảm mức kinh phí công đoàn từ 2% xuống mức thấp hơn từ nhiều năm qua - Ảnh: T.V.N
Theo ý kiến của các hiệp hội, kiến nghị trên được các hiệp hội ngành hàng sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng đã thấy có sự không đồng nhất giữa Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Công đoàn về kinh phí hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Cùng với đó, việc doanh nghiệp đóng thuế, tức là đã gián tiếp đóng góp kinh phí cho công đoàn thông qua ngân sách nhà nước, nay phải trích nộp thêm kinh phí công đoàn nghĩa là doanh nghiệp phải đóng thêm 2% thuế trên quỹ lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Đồng thời, Chủ tịch 8 hiệp hội ngành hàng cũng cho rằng tỉ lệ nộp kinh phí công đoàn phải dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ, và sự thay đổi của cơ sở tính quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội qua thời gian, cấp thiết "nên dùng toàn bộ kinh phí công đoàn chăm lo tốt hơn nữa cho người lao động".
Theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước về việc quản lý, sử dụng tài chính công của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thể hiện tổng thu tài chính công đoàn trong 7 năm (từ năm 2013-2019) là 100.354 tỉ đồng. Tổng thu trung bình mỗi năm tăng 12%. Tổng thu tài chính công đoàn năm 2019 so với năm 2012 tăng 2,3 lần, trong đó kinh phí công đoàn tăng 2,57 lần, đoàn phí tăng 2,26 lần, thu khác tăng 1,24 lần.
Cũng theo các hiệp hội ngành hàng cho rằng, số liệu nêu trên cho thấy việc tăng trưởng mạnh của quỹ công đoàn theo mức thu 2% phí công đoàn, các cấp Công đoàn đã không sử dụng hết số tiền thu được.Trong kiến nghị nhấn mạnh: "Chúng tôi kiến nghị Luật Công đoàn cần sửa đổi và quy định mức nộp kinh phí công đoàn tối đa 1% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Chính phủ có quyền quyết định tỉ lệ đóng này theo từng thời kỳ, tùy theo tình hình kinh tế xã hội. Điều này nhằm đảm bảo quy định có tính chất linh hoạt và phù hợp với tình hình biến động kinh tế, xã hội của Việt Nam, khu vực và thế giới qua từng thời kỳ. Cách thức quy định này đã từng được áp dụng trong một số luật, ví dụ quy định về tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành".
Trong suốt những năm qua, Tập thể Nhà báo, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Nhiếp ảnh&Đời sống (Cơ quan đại diện phía Nam) đã từng bước xây dựng,...
Ngày 19/1/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành văn bản gửi các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; UBND...
Ngày 12/1/2021, Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ công tác thuế năm 2021. Dự và chủ...
Ngày 22 /01/2021, chúng tôi đã nhận được đơn cầu cứu của bà Nguyễn Thị Thu T. ( SN: 1988; ngụ ở Dĩ An, Bình Dương) về việc bà bị chồng là Nguyễn Xuân...
Ngày 12/1/2021, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cà Mau cho hay cơ quan này đã giao nhiệm vụ cho 23 sĩ quan, chiến sĩ thuộc BĐBP Cà Mau tăng...
Tại Đại hội Hội Nhà văn TP.HCM nhiệm kỳ VIII (2020-2025) nhà văn Bích Ngân đã được Đại hội tín nhiệm bầu làm chủ tịch. Đây là lần đầu tiên Hội Nhà văn...
Ngay từ những ngày đầu năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định đầu tiên về đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, Nghị định này bao gồm 5 cải cách nổi bật và có tác động trực tiếp đến toàn bộ cộng đồng doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Marina vừa có đơn kêu cứu gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng việc yêu cầu công ty tạm ngừng tất cả mọi hoạt động tại dự án dến thuyền du lịch sẽ đẩy DN và người lao động vào đường cùng,
Với việc vi phạm các quy định về hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật, Thanh tra Sở Y tế vừa xử phạt Phòng khám Đa khoa An Khang gần 80.000.000 đồng và tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn 9 tháng.