Ông Hồ Minh Sơn - Viện trưởng Viện IMRIC: Doanh nghiệp chuyển đổi số cần hội tụ khả năng lãnh đạo, xây dựng, tạo động lực, giao tiếp và cải thiện các công nghệ
Văn Hải – Tấn Trung
Nguồn: huongnghiepthitruong.vn
| Thứ sáu - 11/03/2022 08:29


Chuyển đổi số và Số hóa tương đồng nhau trong việc áp dụng công nghệ vào phát triển các quy trình của doanh nghiệp. Công nghệ được áp dụng có thể đơn giản như việc đăng tải các file vào mạng nội bộ của công ty, hoặc phức tạp hơn như là Máy học hoặc Phân tích Big Data.
Mặc dù vậy, Chuyển đổi số và Số hóa vẫn còn khác nhau ở các yếu tố như nhân tố con người, giá trị bền vững. Từ đó, đối với Chuyển đổi số, cả quy trình hoạt động và tất cả các nhân viên trong công ty từ ban lãnh đạo đến dàn nhân viên đều cần phải được cải tiến để trở nên linh hoạt hơn và am hiểu hơn về công nghệ. Trên thực tế: 5 nhân tố giúp các doanh nghiệp có thể Chuyển đổi số thành công nằm ở các yếu tố con người: Khả năng lãnh đạo, khả năng xây dựng, tạo động lực cho nhân viên, giao tiếp và cuối cùng là cải thiện các công nghệ trong công cụ.
Bên cạnh đó, Chuyển đổi số chính là các nỗ lực mà cần phải được lên kế hoạch kỹ càng và tốn nhiều thời gian để có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất. Không giống như Chuyển đổi hóa, Chuyển đổi số không yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vào việc vận hành hay bắt buộc phải có kết quá ngay lập tức. Chính vì vậy, nên quy trình Chuyển đổi số sẽ bao gồm nhiều dự án Chuyển đổi hóa. Đồng thời, tính bền vững của Chuyển đổi số có thể được diễn ra ở nhiều nhân tố khác nhau như là sự tích hợp, và sự củng cố của các công nghệ, hay là các tư duy phát triển hướng đến khách hàng.
Điển hình, công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistics, marketing, bán hàng… trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng. Mới đây, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo vào ngày 9/3/2022 có chủ đề “Vượt qua đại dịch - Chuyển đổi số để phục hồi và tăng trưởng sản xuất” là một trong những yếu tố cốt lõi của Chuyển đổi số.

Chia sẻ về điều này, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng, trong thời điểm dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp thì việc sống chung với dịch là thời điểm quan trọng…Qua đó, đây cũng một là “cú huých” để doanh nghiệp nhận ra tính ưu việt của chuyển đổi số và yêu cầu cấp bách hơn nữa của quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Trong khi đó, khái niệm chuyển đổi số hiện thường xuyên được nhắc đến ở mọi lĩnh vực…Trong đó, doanh nghiệp starup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, cho đến các tỉnh, thành phố và Chính phủ. Như vậy, việc chuyển đổi số là quy trình kinh doanh thời công nghệ số, văn hoa và trải nghiệm khách hàng, được xem là chìa khoá để các doanh nghiệp thay da đổi thịt…
Có thể thấy, tỷ lệ doanh nghiệp lớn ứng dụng các công nghệ số cao hơn, nhưng các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã dần bắt kịp. Mặt khác, tỷ lệ các doanh nghiệp sản xuất chế biến ứng dụng các công nghệ số cao hơn so với các doanh nghiệp phi sản xuất. Tuy nhiên, điểm đáng lưu tâm khi công nghệ số chỉ được doanh nghiệp chủ yếu áp dụng đối với các hoạt động quản trị, logistic, marketing, bán hàng,… trong khi khâu quan trọng nhất là sản xuất lại chưa thực sự được chú trọng.
Theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, nhằm chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp không thể chỉ đầu tư mua sắm ứng dụng các thiết bị, công nghệ số mà phải đổi mới tư duy, đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số.
Tương tự, ông Huỳnh Hoà Hiệp – CEO DELIVN (Doanh nghiệp thành viên của Viện IMRIC – Hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số toàn diện) chia sẻ về kinh nghiệm chuyển đổi số, doanh nghiệp đã phải tìm phương án phù hợp bằng cách phân tích các quy trình kinh doanh và phát hiện các quy trình chưa hoàn thiện hoặc cần được cải thiện. Cùng với đó, Công ty sẽ lựa chọn hệ thống đem lại giá trị đầu tư cao nhất. Ông Huỳnh Hoà Hiệp, nhấn mạnh: “Đắt nhất không có nghĩa là phù hợp nhất, nên phải lập kế hoạch ngân sách hiệu quả”. Song song đó, có thể thấy việc quản lý hoạt động và chi phí sản xuất một cách hiệu quả. Vì vậy, Công ty đã lựa chọn giải pháp xây dựng nhà máy thông minh, với công nghệ linh hoạt và hiện đại để hỗ trợ mở rộng kinh doanh.
Cũng theo Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho hay, câu chuyện về vấn đề thành công về chuyển đổi số cho thấy, những người “tiên phong” trong chuyển đổi số là những người sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới, sáng tạo lại các chuỗi cung ứng và quy trình ra quyết định, loại bỏ những công đoạn trung gian, rườm rà. Viện trưởng Viện IMRIC, nhấn mạnh: “Cần phải đổi mới mô hình kinh doanh chính là rào cản lớn nhất cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, ngoài các vấn đề khó khăn khác liên quan đến nguồn lực tài chính, năng lực công nghệ, lựa chọn giải pháp tối ưu và tìm kiếm các đối tác tin cậy”.

Dịp này, Luật gia Hồ Minh Sơn – Viện trương Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cũng đề xuất, Chính phủ cần có thêm những hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong chuyển đổi số. Đặc biệt, xây dựng nên các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ; hỗ trợ tài chính cho ứng dụng công nghệ số và minh bạch hóa các quy tắc, quy định về quản lý dữ liệu…
Tin rằng, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình để thích nghi với trạng thái bình thường mới, khi nhà nhà chuyển đổi số, người người chuyển đổi số thì DN không có cách nào khác nếu muốn phát triển bền vững trong nền kinh tế số…
Загрузка...
12/05/2022
Ngày 12/5/2022, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) phối hợp với Tập đoàn Sơn KOVA ra mắt sản phẩm vải chống cháy Vonatex – KOVA. Theo đó, đây là sản...
06/05/2022
Mới đây, tại Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP Hồ Chí Minh khai mạc Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ 15 năm 2022. Được biết, hội nghị được diễn...
16/05/2022
Đào tạo tiến sĩ vừa là một nhu cầu vừa là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở đào tạo đại học, các viện được thành lập theo quyết định của Thủ tướng...
BÀI MỚI CẬP NHẬT
23:32 - 18/05/2022
Ngày 18.5.2022, tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Bạc Liêu, Đoàn công tác Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC); Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống (Cơ quan đại diện phía Nam) đến thăm, làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu. Tiếp đoàn có nghệ nhân ưu tú đờn ca tài tử Đỗ Ngọc Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh; Nhà báo Cao Xuân Thu Ngọc - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT, Tổng biên tập Tạp chí Văn hoá văn nghệ. Về phía Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC) có ông Hồ Minh Sơn - Viện trưởng trưởng đoàn công tác; NSNA Lê Xuân Thăng - Cố vấn Viện; cùng các diễn giả, các doanh nghiệp thành viên.
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cơ hội và thách thức đối với cà phê Việt tại thị trường Trung Quốc và Ấn Độ
- Viện IMRIC - Trường CMCC ký kết thỏa thuận hợp tác truyền thông, đào tạo và tuyển dụng
- Đoàn công tác Viện IMRIC đến thăm và làm việc tại Sở văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.
- Phim du lịch trải nghiệm quý cho người xem
Đọc nhiều nhất
Ngân Trình sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sài Gòn trong một gia đình có truyền thống kinh doanh giàu có tại Sài Gòn. Bố mẹ và người thân trong gia đình Ngân Trình đều thành đạt trên lĩnh vực kinh doanh vàng bạc đá quý và ngành bất động sản.
- Quảng Bình: Rực rỡ cờ hoa chào đón “ngày hội non sông”
- GoSocial ứng dụng hỗ trợ bán hàng online đa nền tảng
- Bến Tre: Nghi vấn Diamond Stars “tự phong” 5 sao?
- Chủ đầu tư Dự án Cityland Garden Hills bị TTCP chỉ ra loạt sai phạm là ai?
- Quảng Bình: Hoàn thành mọi công tác chuẩn bị sẵn sàng cho ngày bầu cử
- Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam: “Hỗ trợ các hộ dân khó khăn ở các điểm phong tỏa Covid-19 tại Tp.HCM”
- Cộng đồng doanh nghiệp kết nối Việt Nam (OBC) biến thách thức thành cơ hội trước đại dịch Covid - 19
- Huyện Mê Linh, (Hà Nội): Tuổi trẻ xã Liên Mạc xung phong vào tuyến đầu chống dịch Covid-19
- Hà Giang: Cá bỗng là đặc sản thứ 105 được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Nên xem
09:15 - 10/06/2021
Ngày 10/6/2021, UBND TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã ra quyết định phạt tiền 7,5 triệu đồng đối với bà Lê Hoàng Ngọc Thy (42 tuổi, thường trú tại phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP.HCM) là chủ thẩm mỹ viện Minh Châu Asian (toạ lạc tại 42 Nguyễn Công Trứ, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vì có hành vi không chấp hành các biện pháp phòng dịch Covid - 19.
- Lâm Đồng: Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian Luxury bị thu hồi giấy phép do vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.
- TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng): Bất chấp lệnh cấm do dịch Covid – 19 - Hơn 30 người tụ tập khai trương thẩm mỹ viện
- Trung tâm TTSK Khu vực Bắc bộ ISAI: Tổ chức chương trình tôn vinh “Bàn tay vàng” ngành spa thẩm mỹ viện 2021
- Công ty cổ phần toàn cầu HBG: Tổ chức hành trình 5 Triệu USD cùng HAPPY – BITSUN - GENLI năm 2021