Sóc Trăng: Phượng Spa – ‘bát nháo’ từ quảng cáo đến thực hiện dịch vụ
Nhóm PVĐT (thegioianh.vn)
| Thứ năm - 14/05/2020 03:08

Tràn lan các quảng cáo không được cấp phép!
Theo tìm hiểu của phóng viên, Phượng Spa là hệ thống hoạt động với ngành, nghề kinh doanh: Chăm sóc da mặt; bán nước hoa, mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh, thực phẩm chức năng. Như vậy, Phượng Spa chỉ được phép thực hiện các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da, massage thông thường (không xâm lấn cơ thể).
Tuy nhiên, với nhiều hình thức quảng cáo trên fangage facebook https://www.facebook.com/phuongspast/ và trên Zalo theo số điện thoại (098 288 97 87 của chủ Spa) - Bà Phan Thị Trúc Phượng đang tràn lan những dịch vụ không được Sở Y tế cấp phép, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu lừa dối khách hàng.
Cụ thể, Zalo và fanpage của Phượng Spa quảng cáo rầm rộ các dịch vụ vượt quá nội dung được cấp trong giấy phép kinh doanh như: phun xăm mắt, môi, mày; truyền trắng; cấy phấn; lăn kim; điện di; triệt lông; cấy tan mỡ. Các dịch vụ trên vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực chuyên môn, có nguy cơ rủi ro cao đến sinh mạng khách hàng.
Hơn thế nữa, Phượng Spa tự nhận mình là Thẩm mỹ viện với các mỹ từ thu hút khách hàng: “Viện thẩm mỹ Phượng Spa luôn đi trước đón đầu và áp dụng những công nghệ thẩm mỹ tiên tiến nhất từ thế giới, đa phần được chuyển giao trực tiếp từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ; Trị nám tàn nhang 5 buổi sạch tới 80%...”.
Với các nội dung quảng cáo như trên, hệ thống Phượng Spa có dấu hiệu vi phạm hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo theo Khoản 11, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012 và khoản 2, điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP: “Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất” hoặc một số từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vi phạm có mức phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.”
Trên thực tế, các bảng quảng cáo tại cơ sở của Phượng Spa chứa nội dung quảng cáo chưa thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thực hiện quảng cáo, vi phạm Khoản 48, Điều 2, NĐ 28/2017/NĐ-CP bổ sung Điểm C vào Khoản 2, Điều 60, Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, tại Khoản 6, Điều 39 Luật Cạnh tranh thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Sai phạm chồng sai phạm.
Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ sở làm đẹp Phượng Spa còn sai phạm về quá trình thực hiện các dịch vụ xâm lấn cơ thể, mang lại rủi ro cao, đe dọa sức khỏe khách hàng như: tắm trắng, truyền trắng, lăn kim, phi kim… Mọi dịch vụ liên quan tới thẩm mỹ viện như trên đều phải có giấy phép của Sở Y tế chứ không đơn thuần là cấp giấy phép đăng ký kinh doanh chăm sóc da mặt.
Quy định cũng nêu rõ: người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp phải là người tốt nghiệp trung cấp y tế trở lên có chứng chỉ hành nghề, có thời gian khám, chữa bệnh về tiêm (chích) thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng. Việc phân công hoạt động cần phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dịch vụ truyền trắng chỉ được thực hiện khi được Bộ Y tế cấp phép. Tuy nhiên, nhân viên Phượng Spa đã truyền trắng trực tiếp vào cơ thể khách hàng. Đáng nguy hại khi dung dịch truyền chưa xác định được chủng loại, nguồn gốc xuất xứ. Đó là hành vi tìm kiếm lợi nhuận mà coi thường sức khỏe, tính mạng của khách hàng.
Trong trường hợp xấu xảy ra nguy kịch, Phượng Spa liệu có đủ chuyên môn và các thiết bị để cấp cứu nạn nhân kịp thời? Tính mạng khách hàng rồi sẽ ra sao? Hoạt động như một phòng khám, chữa bệnh trong khi chưa được cấp phép, Phượng Spa đã và đang ngang nhiên thách thức chính quyền và dư luận.
Trách nhiệm quản lý?
Đi vào hoạt động được một thời gian khá dài, với các sai phạm nghiêm trọng: không giấy phép hoạt động về thẩm mỹ viện, vi phạm luật quảng cáo, hệ thống Phượng Spa vẫn ngang nhiên hoạt động nhưng rất lạ là không bị cơ quan quản lý phát hiện (?).
Theo ghi nhận của phóng viên, hệ thống Phượng Spa gồm 5 cơ sở (đều tại Sóc Trăng) với mạng xã hội Zalo và fanpage facebook quảng cáo rầm rộ, thực hiện các dịch vụ vượt quá mức cho phép.
Điều đáng nói ở đây, liệu các chi nhánh còn lại của hệ thống Phượng Spa có cùng chung các sai phạm như thế không? Nếu có thì rõ ràng đây là hành vi vì lợi nhuận mà bất chấp quy định của pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu xảy ra trường hợp xấu, đe dọa đến tính mạng khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ khi mà mọi điều kiện hoạt động đều không đáp ứng đủ?
Câu hỏi dư luận đặt ra là, các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực sự “không biết” hay “làm ngơ” trước những sai phạm hết sức nghiêm trọng đó? Liệu có ai đang bao che để Phượng Spa lộng hành coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng con người như vậy?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Phượng Spa là hệ thống hoạt động với ngành, nghề kinh doanh: Chăm sóc da mặt; bán nước hoa, mỹ phẩm, chế phẩm vệ sinh, thực phẩm chức năng. Như vậy, Phượng Spa chỉ được phép thực hiện các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc da, massage thông thường (không xâm lấn cơ thể).
Tuy nhiên, với nhiều hình thức quảng cáo trên fangage facebook https://www.facebook.com/phuongspast/ và trên Zalo theo số điện thoại (098 288 97 87 của chủ Spa) - Bà Phan Thị Trúc Phượng đang tràn lan những dịch vụ không được Sở Y tế cấp phép, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu lừa dối khách hàng.
Cụ thể, Zalo và fanpage của Phượng Spa quảng cáo rầm rộ các dịch vụ vượt quá nội dung được cấp trong giấy phép kinh doanh như: phun xăm mắt, môi, mày; truyền trắng; cấy phấn; lăn kim; điện di; triệt lông; cấy tan mỡ. Các dịch vụ trên vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực chuyên môn, có nguy cơ rủi ro cao đến sinh mạng khách hàng.
Hơn thế nữa, Phượng Spa tự nhận mình là Thẩm mỹ viện với các mỹ từ thu hút khách hàng: “Viện thẩm mỹ Phượng Spa luôn đi trước đón đầu và áp dụng những công nghệ thẩm mỹ tiên tiến nhất từ thế giới, đa phần được chuyển giao trực tiếp từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ; Trị nám tàn nhang 5 buổi sạch tới 80%...”.
Với các nội dung quảng cáo như trên, hệ thống Phượng Spa có dấu hiệu vi phạm hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo theo Khoản 11, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012 và khoản 2, điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP: “Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất” hoặc một số từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Vi phạm có mức phạt từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.”

Trên thực tế, các bảng quảng cáo tại cơ sở của Phượng Spa chứa nội dung quảng cáo chưa thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thực hiện quảng cáo, vi phạm Khoản 48, Điều 2, NĐ 28/2017/NĐ-CP bổ sung Điểm C vào Khoản 2, Điều 60, Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, tại Khoản 6, Điều 39 Luật Cạnh tranh thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Sai phạm chồng sai phạm.
Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh, cơ sở làm đẹp Phượng Spa còn sai phạm về quá trình thực hiện các dịch vụ xâm lấn cơ thể, mang lại rủi ro cao, đe dọa sức khỏe khách hàng như: tắm trắng, truyền trắng, lăn kim, phi kim… Mọi dịch vụ liên quan tới thẩm mỹ viện như trên đều phải có giấy phép của Sở Y tế chứ không đơn thuần là cấp giấy phép đăng ký kinh doanh chăm sóc da mặt.
Quy định cũng nêu rõ: người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp phải là người tốt nghiệp trung cấp y tế trở lên có chứng chỉ hành nghề, có thời gian khám, chữa bệnh về tiêm (chích) thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp ít nhất là 45 tháng. Việc phân công hoạt động cần phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Theo tìm hiểu của phóng viên, dịch vụ truyền trắng chỉ được thực hiện khi được Bộ Y tế cấp phép. Tuy nhiên, nhân viên Phượng Spa đã truyền trắng trực tiếp vào cơ thể khách hàng. Đáng nguy hại khi dung dịch truyền chưa xác định được chủng loại, nguồn gốc xuất xứ. Đó là hành vi tìm kiếm lợi nhuận mà coi thường sức khỏe, tính mạng của khách hàng.
Trong trường hợp xấu xảy ra nguy kịch, Phượng Spa liệu có đủ chuyên môn và các thiết bị để cấp cứu nạn nhân kịp thời? Tính mạng khách hàng rồi sẽ ra sao? Hoạt động như một phòng khám, chữa bệnh trong khi chưa được cấp phép, Phượng Spa đã và đang ngang nhiên thách thức chính quyền và dư luận.

Trách nhiệm quản lý?
Đi vào hoạt động được một thời gian khá dài, với các sai phạm nghiêm trọng: không giấy phép hoạt động về thẩm mỹ viện, vi phạm luật quảng cáo, hệ thống Phượng Spa vẫn ngang nhiên hoạt động nhưng rất lạ là không bị cơ quan quản lý phát hiện (?).
Theo ghi nhận của phóng viên, hệ thống Phượng Spa gồm 5 cơ sở (đều tại Sóc Trăng) với mạng xã hội Zalo và fanpage facebook quảng cáo rầm rộ, thực hiện các dịch vụ vượt quá mức cho phép.

Điều đáng nói ở đây, liệu các chi nhánh còn lại của hệ thống Phượng Spa có cùng chung các sai phạm như thế không? Nếu có thì rõ ràng đây là hành vi vì lợi nhuận mà bất chấp quy định của pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng của khách hàng khi đến sử dụng dịch vụ. Ai sẽ là người chịu trách nhiệm nếu xảy ra trường hợp xấu, đe dọa đến tính mạng khách hàng trong quá trình thực hiện dịch vụ khi mà mọi điều kiện hoạt động đều không đáp ứng đủ?
Câu hỏi dư luận đặt ra là, các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực sự “không biết” hay “làm ngơ” trước những sai phạm hết sức nghiêm trọng đó? Liệu có ai đang bao che để Phượng Spa lộng hành coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng con người như vậy?
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
Загрузка...
BÀI MỚI CẬP NHẬT
07:17 - 05/03/2021
Mới đây, Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 và luỹ kế cả năm 2020.
- Phú Quốc cần đẩy mạnh xử lý ô nhiễm môi trường
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mở rộng KCN Phố Nối A (Tập đoàn Hoà Phát)
- Xu hướng áp dụng công nghệ trong quản lý bất động sản hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó trong và sau Covid-19
- Đầu tư tiền ảo vào Tập đoàn tài chính OCB, nhiều người “sập bẫy” mất hàng chục tỷ đồng
Đọc nhiều nhất
Công ty cổ phần Marina vừa có đơn kêu cứu gửi Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cho rằng việc yêu cầu công ty tạm ngừng tất cả mọi hoạt động tại dự án dến thuyền du lịch sẽ đẩy DN và người lao động vào đường cùng,
- Thừa Thiên Huế: Triển khai nền tảng Hue-S - 100% cán bộ thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2021
- Tai nạn giao thông giảm trong 3 ngày nghỉ Tết dương lịch 2021
- Vẽ chữ thư pháp: Hoạt động giúp trẻ tránh xa điện thoại, háo hức đón Tết Tân Sửu 2021
- Cty Ruviteks (Liên Bang Nga): Trao tặng 2 nhà tình nghĩa hai gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn
- CLB Doanh nhân Tiên Phong: Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Chương trình “Tết doanh nhân” lần thứ X
- Nhà Bè – TP HCM: Chính thức thông xe cầu Phước Lộc
- Chương trình Đi bộ Từ thiện Lawrence S. Ting thường niên lần thứ 16 năm 2021
- Người lính trên hai trận tuyến
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Thắm đượm nghĩa tình “Quân – dân” trao học bổng, quà cho các đơn vị vũ trang huyện Côn Đảo
Nên xem
04:24 - 26/11/2020
Với việc vi phạm các quy định về hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn được phép, lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật, Thanh tra Sở Y tế vừa xử phạt Phòng khám Đa khoa An Khang gần 80.000.000 đồng và tước chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn 9 tháng.
- Cầu Giấy (Hà Nội): TMV Rose, TMV Verona bị khách hàng tố lừa đảo?
- Doanh Nhân Lê Đức Viện Thẩm Mỹ Viện Anh Khôi: “Bàn Tay Vàng Trong Ngành Phun Xăm Thẩm Mỹ”
- TP. Biên Hòa - Đồng Nai: Cần làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong vụ cháy tại phường Thống Nhất
- Sóc Trăng: Phượng Spa – ‘bát nháo’ từ quảng cáo đến thực hiện dịch vụ