Tiền kỹ thuật số: Ưu, nhược điểm và giải pháp đối với Việt Nam
Nguyễn Thị Nhung
Nguồn: vjst.vn
| Thứ ba - 28/12/2021 20:52


Tiền kỹ thuật số: Ưu, nhược điểm
Tiền kỹ thuật số, tiền điện tử hay tiền mã hóa là đồng tiền số được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở. Trên cơ sở chủ thể phát hành, có thể tạm thời phân loại tiền kỹ thuật số thành 2 loại là tiền kỹ thuật số tư nhân và tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (NHTW). Tiền kỹ thuật số tư nhân hầu hết được phát triển dựa trên công nghệ blockchain với tính năng bảo mật cao. Hiện nay, có hàng nghìn đồng tiền kỹ thuật số tư nhân như Ripple, Ethereum, Litecoin, Monero… Tiền kỹ thuật số NHTW (CBDC) là một loại tài sản nợ của NHTW và được đảm bảo bởi các tài sản của NHTW. Do đó, việc phát hành CBDC có độ tín nhiệm và tính pháp lý do NHTW thừa nhận.
Tiền kỹ thuật số là đồng tiền số được tạo ra bởi các thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở.
Ưu điểm: i) hiện đại hóa hệ thống thanh toán: CBDC là công cụ thanh toán kỹ thuật số an toàn và tiêu chuẩn hóa được phát hành và quản lý bởi NHTW; ii) thay thế tiền mặt trong lưu thông: các loại tiền kỹ thuật số do các NHTW phát hành sẽ cung cấp một giải pháp thay thế cho tiền vật chất theo nhiều giai đoạn phát triển như tồn tại song song, là kênh bổ trợ và dần dần thay thế cho tiền mặt; iii) tiết kiệm chi phí in, phát hành và quản lý tiền mặt: phát hành tiền tệ kỹ thuật số sẽ tránh làm tăng chi phí khi phát sinh chênh lệch lượng cung tiền mặt; iv) thúc đẩy tài chính toàn diện: tài khoản tiền an toàn tại các NHTW có thể mang lại một công cụ phổ cập tài chính mạnh mẽ; v) nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ; vi) tăng tính cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.
Bên cạnh những ưu điểm, tiền kỹ thuật số cũng có những nhược điểm:
Thứ nhất, rủi ro bảo mật thông tin: tiền kỹ thuật số có thể trở thành nạn nhân của các phi vụ phi pháp và tội phạm mạng. Do vậy, Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS đã kêu gọi các NHTW tiếp tục nghiên cứu các sáng kiến kỹ thuật số và cần cẩn trọng xem xét các tác động của việc phát hành CBDC.
Thứ hai, rủi ro về khủng bố và rửa tiền: NHTW cần đảm bảo tuân thủ các quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, cũng như đáp ứng các yêu cầu về thanh tra, giám sát và chính sách thuế.
Thứ ba, rủi ro “đột biến rút tiền gửi ngân hàng”: tiền kỹ thuật số và tiền gửi thanh toán có thể là công cụ thanh toán thay thế tương đối gần gũi cho tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Giải pháp đối với Việt Nam
Theo VEPR, thì Việt Nam cần có một số giải pháp để chủ động phát huy những lợi thế và hạn chế rủi ro của tiền kỹ thuật số. Các giải pháp cơ bản được VEPR khuyến nghị:
Một là, Việt Nam cần chủ động và sớm chuẩn bị các giải pháp thông qua công cụ thuế và khuôn khổ quy định pháp luật. Cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quản lý tiền điện tử kỹ thuật số tại Việt Nam. Với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, sự lan tỏa nhanh chóng của các đồng tiền điện tử kỹ thuật số ở Việt Nam đã hiện hữu và diễn biến phức tạp. Do đó, nếu không thực hiện việc kiểm soát hiệu quả đồng tiền này thì không chỉ gây nên những rủi ro đối với các nhà đầu tư, mà còn ảnh hưởng tới hệ thống tài chính, chính sách tiền tệ. Thách thức này đòi hỏi Việt Nam cần có những biện pháp hữu hiệu để hoàn thiện khung khổ pháp lý quản lý đối với tiền điện tử kỹ thuật số.
Hai là, sớm phát hành/cho phép và tạo điều kiện phát triển hình thức tiền kỹ thuật số phù hợp của Việt Nam, trong thời gian chờ nghiên cứu phát hành tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có thể đẩy mạnh việc phát triển và số hóa các công cụ thanh toán nhằm tạo điều kiện thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và phát huy các lợi ích, hiện thực hóa tiềm năng của tiền kỹ thuật số; nghiên cứu, rà soát, đánh giá toàn bộ khuôn khổ pháp lý và hoàn thiện khuôn khổ thể chế, chính sách cho phép khuyến khích phát triển đổi mới sáng tạo dựa trên tiền kỹ thuật số được cấp phép trong nước, trong đó phát huy được vai trò điều phối trung tâm của NHTW và giải quyết được những vấn đề vướng mắc có thể phát sinh, thắt chặt quản lý đối với các loại tiền kỹ thuật số không được quản lý, cấp phép và ngăn chặn những tác động kinh tế - xã hội tiêu cực mà nó mang lại; thúc đẩy thói quen thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán bằng tiền kỹ thuật số, đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân, doanh nghiệp hiểu được những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt, hiểu đúng sự khác nhau giữa tiền kỹ thuật số do NHTW và do tư nhân phát hành. Phát triển hệ thống thanh toán quốc gia: nâng cấp hệ thống thanh quyết toán tức thời (RGTS), chuẩn bị sẵn phương án tiền số tích hợp một cách hiệu quả nhất vào hệ thống thanh toán quốc gia và phát huy được những lợi ích tiềm năng của tiền kỹ thuật số.
Ba là, nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đã phát hành tiền số CBDC về kinh nghiệm phát hành CBDC: về lộ trình, cách thức triển khai, nội dung cụ thể, chi tiết về đơn vị đầu mối chính, cơ chế vận hành, thời gian thử nghiệm, chính thức… từ đó có bước đi phù hợp với Việt Nam, vừa đảm bảo tận dụng được các ưu điểm, hạn chế các khuyết điểm, rủi ro của tiền kỹ thuật số.
Bốn là, liên tục theo dõi, đánh giá tình hình triển khai các đồng tiền kỹ thuật số trên thế giới và các tác động đối với Việt Nam liên quan đến: dòng vốn, thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu và du lịch..., từ đó có các biện pháp phù hợp.
Năm là, nâng cấp, phát triển hệ thống thanh toán quốc gia đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro cho các giao dịch thanh toán gắn với tiền kỹ thuật số: i) nâng cấp hệ thống thanh quyết toán tức thời (RGTS); ii) nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia; (iii) đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư và cơ chế chia sẻ thông tin, dữ liệu.
Cuối cùng, tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý đồng tiền số tư nhân và nhà nước của nước ngoài: i) NHNN chủ động phối hợp với NHTW các quốc gia và các tổ chức quốc tế nghiên cứu, chuẩn hóa các vấn đề liên quan đến tiền kỹ thuật số nói chung và tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành nói riêng; (ii) NHNN và các tổ chức phát hành tiền kỹ thuật số cần phối hợp tuân thủ quy định về phòng, chống rửa tiền, chống trốn thuế; nghiên cứu cơ chế lưu giữ, chia sẻ và bảo mật thông tin liên quan đến giao dịch tiền kỹ thuật số phù hợp với quy định của Việt Nam và pháp luật quốc tế; và (iii) tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả giám sát các hoạt động thanh toán xuyên biên giới liên quan đến tiền kỹ thuật số, đảm bảo cam kết hội nhập, an toàn, an ninh mạng và an toàn tài chính quốc gia.
Загрузка...
03/07/2022
Có thể thấy, việc chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp minh bạch thị trường bất động sản, hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững. Vì vậy,...
23/06/2022
Ngày 22/6/2022 vừa qua, tại trụ sở Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris, Hội đồng giám khảo UNESCO và Quỹ...
BÀI MỚI CẬP NHẬT
18:28 - 05/07/2022
Hội Doanh nhân BIG8 là tổ chức tự nguyện của những người sinh thập niên 80 ở quận 12 thành phố Hồ Chí Minh, là những doanh nhân có tấm lòng trắc ẩn và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, thích làm công tác thiện nguyện. Luôn có hành động đẹp, âm thầm, dõi theo những mảnh đời bất hạnh trong xã hội. Họ đã và đang truyền ngọn lửa của tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm đối với xã hội. Đặc biệt, với các bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn, sẵn lòng, chung tay giúp đỡ làm cho xã hội ngày càng lan tỏa nhiều điều tốt đẹp hơn, họ có cùng một suy nghĩ, một quan niệm sống, họ bầu ra một Chủ tịch để điều hành hội đó là Doanh nhân Hoàng Kim Khánh.
- Đoàn công tác Viện IMRIC, Tc Nhiếp ảnh và Đời sống thăm, làm việc với Đài PT&TH, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Nông
- Viện IMRIC, TC Nhiếp ảnh & Đời sống và Sở VHTT&DL, Hội văn Học Nghệ thuật chuẩn bị khởi động trại sáng tác ảnh “Đắk Nông, đất&người – tiềm năng&phát triển”
- Đoàn Gia resort Phong Nha phục hồi nhanh sau đại dịch Covide - 19
- Ông Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Hạn chế rủi ro, tăng doanh thu nhờ ứng dụng khoa học công nghệ đối với kinh doanh bất động sản
Đọc nhiều nhất
Sáng 16/11/2021, GoSOCIAL - gói dịch vụ dành cho người bán hàng thông qua Facebook và Zalo - sản phẩm nằm trong chuỗi công cụ hỗ trợ bán hàng đa kênh được cung cấp bởi Mediastep Software (GoSELL) đã chính thức ra mắt người dùng. GoSOCIAL cho phép người bán hàng kết nối với khách hàng dễ dàng qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay như Facebook, Zalo.
- Chủ đầu tư Dự án Cityland Garden Hills bị TTCP chỉ ra loạt sai phạm là ai?
- Cộng đồng doanh nghiệp kết nối Việt Nam (OBC) biến thách thức thành cơ hội trước đại dịch Covid - 19
- Huyện Mê Linh, (Hà Nội): Tuổi trẻ xã Liên Mạc xung phong vào tuyến đầu chống dịch Covid-19
- Nụ cười trẻ thơ bị Covid – 19 nguy kịch làm nên sức mạnh và ý chí của người thầy thuốc
- Dragon Pearl Long An có phải siêu phẩm như quảng cáo?
- Quận 7 (TP.HCM): Những Giọt máu vàng mùa Covid-19
- Hậu Giang kiểm tra sai phạm 2 công trình “thi công trước, đấu thầu sau”
- Nữ giám đốc Công ty TNHH Hà Lộc Mai Thị Dần bị bắt
- CLB phóng viên thường trú tại tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết năm 2021
Nên xem
09:15 - 10/06/2021
Ngày 10/6/2021, UBND TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã ra quyết định phạt tiền 7,5 triệu đồng đối với bà Lê Hoàng Ngọc Thy (42 tuổi, thường trú tại phường Linh Tây, TP Thủ Đức, TP.HCM) là chủ thẩm mỹ viện Minh Châu Asian (toạ lạc tại 42 Nguyễn Công Trứ, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) vì có hành vi không chấp hành các biện pháp phòng dịch Covid - 19.
- Lâm Đồng: Thẩm mỹ viện Minh Châu Asian Luxury bị thu hồi giấy phép do vi phạm phòng, chống dịch COVID-19.
- TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng): Bất chấp lệnh cấm do dịch Covid – 19 - Hơn 30 người tụ tập khai trương thẩm mỹ viện
- Trung tâm TTSK Khu vực Bắc bộ ISAI: Tổ chức chương trình tôn vinh “Bàn tay vàng” ngành spa thẩm mỹ viện 2021
- Công ty cổ phần toàn cầu HBG: Tổ chức hành trình 5 Triệu USD cùng HAPPY – BITSUN - GENLI năm 2021